vi-VN  English (United States)   日本語 (日本)

Đầu tư “bền – chắc”, xu hướng của giới đầu tư trong đại dịch (23/02/2021)

Giới chuyên môn nhận định, nếu dịch COVID-19 được kiểm soát tốt tại Việt Nam, các sản phẩm BĐS mang lại giá trị bền vững sẽ có cơ hội phát triển vượt bậc.

Tìm kiếm kênh đầu tư phù hợp
Bước sang năm 2021, kinh tế trong nước và quốc tế vẫn chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19. Đây cũng được xem là thời điểm mà ưu – nhược điểm của các kênh đầu tư bộc lộ rõ nét, tác động tới tâm lý và quyết định "xuống tiền" của nhiều nhà đầu tư (NĐT).
Gửi tiết kiệm ngân hàng trước giờ luôn được coi là kênh "bảo toàn vốn" tốt. Tuy nhiên, khi lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng hiện chỉ còn khoảng 5,6%/năm – thấp kỷ lục so với nhiều năm trở lại đây, khiến các NĐT không mấy mặn mà với kênh trú ẩn này. Hiệu quả sinh lời không cao khiến dòng tiền đầu tư vì thế cũng dần chuyển dịch sang hướng năng động hơn.
Đối với vàng và chứng khoán, sau những phiên "trồi sụt" liên tục trong năm 2020, cho thấy dù luôn là kênh đầu tư hấp dẫn, lợi nhuận nhanh chóng song thường trực nhiều rủi ro. Mặt khác, do vẫn chịu sự tác động chung của tình hình dịch bệnh và thị trường thế giới, nên thị trường vàng, chứng khoán cũng khó có thể ổn định trong một sớm một chiều.
Theo nhiều NĐT giàu kinh nghiệm, lĩnh vực bất động sản (BĐS) trong năm qua dù giảm giá và số lượng giao dịch thấp song đây vẫn là địa hạt mang lại nhiều lợi nhuận, đảm bảo lợi ích lâu dài, dòng tiền vì thế vẫn sẽ tiếp tục đổ vào phân khúc này. Đặc biệt với các dự án chất lượng có vị trí đắc địa, tính sở hữu pháp lý lâu dài do nguồn cung hạn chế cũng thu hút thị trường thời gian sắp tới.
BĐS nghỉ dưỡng, kết hợp du lịch, giải trí và chăm sóc sóc sức khỏe tại chỗ có cơ hội phục hồi mạnh mẽ thời kỳ hậu COVID-19. Còn theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - VARs nhận định, khi thị trường hồi phục thì giá sẽ có xu hướng tăng dần theo đúng quy luật, mặt khác nhiều chính sách ưu đãi được chủ đầu tư đưa ra giúp người mua hưởng lợi nhiều hơn so với trước. Đồng thời, khả năng kiểm soát dịch bệnh quyết liệt và hiệu quả tại Việt Nam góp phần giúp cho thị trường BĐS trong nước không bị "đóng băng", dòng vốn vào lĩnh vực này khả năng sẽ tăng trở lại nhanh chóng.

CAFEF